Thủ Tục Xuất Khẩu Cà Phê Chi Tiết

Thủ Tục Xuất Khẩu Cà Phê Chi Tiết

Cà phê là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam với rất nhiều xưởng sản xuất lớn. Nó được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Á, châu Âu đặc biệt là Đông Nam Á, Trung Á vì dễ pha và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê còn nhiều vướng mắc đối với các thương nhân. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng TFS EXpress chia sẻ chi tiết về thủ tục xuất khẩu cà phê hiện nay nhé!

Thủ tục xuất khẩu cà phê là gì?

Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo. 

Thông thường giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tổng cộng hơn 70 quốc gia. Chủ yếu đến từ các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. 

Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, sau đó chế biến và phơi khô. Hạt cà phê sau khi phơi khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê rang xong sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

Thủ tục xuất khẩu cà phê là gì?
Thủ tục xuất khẩu cà phê là gì?

Cà phê là cây trồng được trồng phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên nước ta. Đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu lớn của nông dân nhờ giá trị sử dụng cao và có khả năng xuất khẩu lớn. Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu cà phê để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương mại ở nước ta hiện nay.

Tóm lại, thủ tục xuất khẩu cà phê có thể hiểu đơn giản là quá trình các bước mà thương nhân dự định xuất khẩu cà phê sang các nước khác buộc tiến hành theo quy định  pháp luật để quá trình xuất khẩu hợp pháp.

Xem thêm: Tham khảo bảng giá & dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tại TFS

Tình trạng xuất  khẩu cà phê tại Việt Nam

Hiện nay, tình trạng xuất khẩu cà phê tại Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, việc xuất khẩu cà phê được tiêu thụ nhiều hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của bà con cũng như chuỗi thu mua và chế biến tiêu thụ cà phê. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này có ý nghĩa cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

Suốt từ giai đoạn đại dịch covid tới nay, trị giá xuất khẩu cà phê tại Việt Nam hầu hết đều tăng ngoại trừu cà phê Excelsa. Tuy nhiên, cà phê Robusta vẫn là chủng loại xuất khẩu chủ yếu, tỷ trọng luôn tăng qua mỗi năm.

Theo ông Nguyễn Nam Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Chiếm khoảng 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil. Một số thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam gồm có: Châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh. Tại thị trường EU Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm khoảng 16,1% thị phần về lượng (Số liệu theo Bộ Công Thương).

Thủ tục xuất khẩu cà phê hiện nay

Thủ tục xuất khẩu cà phê hiện nay
Thủ tục xuất khẩu cà phê hiện nay

Mã HS và thuế xuất khẩu cà phê

Tùy thuộc vào từng loại cà phê xuất khẩu mà mã HS sẽ khác nhau. Cụ thể dưới đây là chi tiết mã HS của cà phê xuất khẩu mà bạn có thể tham khảo:

Mã HS Code Mô tả
090111 Cà phê, chưa rang: Chưa khử chất caphein
09011110 Arabica WIB hoặc Robusta OIB
09011190 Loại khác
090112 Cà phê, chưa rang: Đã được khử chất caphein
09011210 Arabica WIB hoặc Robusta OIB
09011190 Loại khác
090121 Cà phê, đã rang: Chưa khử chất caphein:
09012110 Chưa xay
09012120 Đã xay
090122 Cà phê, đã rang: Đã được khử chất caphein:
09012210 Chưa xay
09012220 Đã xay
090190 Loại khác
09019010 Vỏ quả và vỏ lụa cà phê
09019020 Các chất thay thế có chứa cafe

Theo quy định hiện nay, thuế xuất khẩu của cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0%.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hóa đơn thương mại 
  • Hợp đồng thương mại (nếu có)
  • Vận đơn hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa 

Một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận y tế
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm cà phê hòa tan
  • Bản tự công bố sản phẩm cà phê hòa tan
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do
  • Các chứng từ liên quan khác,…

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê 

Thông thường khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:

Đối với hàng hóa xuất vào nước có yêu cầu kiểm dịch

Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp

Đối với hàng hóa xuất vào nước không có yêu cầu kiểm dịch

Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp cần làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu. 

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp cần làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.

Xem thêm: cách gói hàng chuyển phát nhanh đơn giản nhất 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về thủ tục xuất khẩu cà phê. Nếu bạn có câu hỏi liên quan hay cần tư vấn thêm về dịch vụ vận chuyển xuất nhập khẩu, hãy liên hệ TFS Express để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Leave Comments

0774448883