Giấy chứng nhận CQ (Certificate of quality) là gì? Do cơ quan nào cấp tại Việt Nam?

Giấy chứng nhận CQ là một giấy tờ minh chứng rất quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nó giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng xâm nhập vào thị trường, cũng như được người dùng chấp nhận. Vậy giấy chứng nhận CQ (Certificate of quality) là gì? Ở Việt Nam cơ quan nào cấp giấy CQ và CQ có bắt buộc với tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh hay không? Hãy cùng TFS Express tìm hiểu nhé!

CQ nghĩa là gì?

Giấy chứng nhận CQ

CQ (Certificate of quality) là giấy chứng chứng nhận chất lượng hàng hoá phù hợp với các tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn của quốc tế. Nói cách khác, đây là một giấy chứng từ được các bên công nhận, để đảm bảo chất lượng hàng hoá đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà sản xuất hay tiêu chuẩn Quốc tế quy định.

Ý nghĩa của CQ

giấy chứng nhận CQ
giấy chứng nhận CQ

Giấy chứng nhận CQ (Certificate of quality) có ý nghĩa chính là chứng minh được hàng hoá sản phẩm đạt được chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. Nói nôm na thì nó chính là 1 cam kết giấy tờ giữa người bán và người mua được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tầm quan trọng của CQ trong xuất khẩu

Giấy chứng nhận CQ có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu:

Giấy chứng nhận CQ
Giấy chứng nhận CQ
  • Chứng minh rằng sản phẩm, hàng hóa giao dịch phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố. 
  • Chứng minh rằng doanh nghiệp đã thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ, trách nghiệm với pháp luật, cũng như các quy định kiểm tra của cơ quan Nhà nước.
  • Xác nhận chất lượng của sản phẩm hàng hoá có đúng với những thông số được công bố hay không?
  • Đảm bảo cho người mua về sự an toàn và chất lượng của sản phẩm hàng hoá tiêu dùng
  • Được phép lưu thông và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường, tham gia vào thị trường trên toàn cầu.
  • Tạo dựng được hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp, đảm bảo các quy định về đấu thầu

Xem thêm: báo giá dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

HÌnh thức nhận giấy CQ

Trong xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận CQ có 2 dạng:

  • Tự nguyện làm giấy chứng nhận CQ: theo dạng này, phụ thuộc vào nhu cầu của tổ chức, cá nhân 
  • Bắt buộc làm giấy chứng nhận CQ: giấy chứng nhận thực hiện theo chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước

Nội dung trong giấy chứng nhận CQ

Tuỳ vào ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và giấy CQ cũng có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, giấy CQ (Certificate of quality) sẽ có một số thông tin cơ bản sau:

Giấy chứng nhận hàng hoá
Giấy chứng nhận hàng hoá
  • Thông tin về nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân: Tên, địa chỉ cụ thể của công ty
  • Thông tin về bên mua sản phẩm, hàng hoá: Tên, địa chỉ của công ty, cá nhân,..
  • Số lượng mặt hàng
  • Địa điểm/ thời gian xuất nhập hàng hoá: Địa chỉ, thời gian nơi đến và đi
  • xác nhận của nhà sản xuất: gồm dấu mộc đỏ, logo kèm theo chữ ký, đóng dấu của đơn vị phụ trách

Ở Việt Nam, cơ quan nào cấp giấy chứng nhận CQ?

Ở Việt Nam, hiện nay có 2 cơ quan được phép cấp giấy chứng nhận CQ là Bộ công thương Việt Nam và VCCI- Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam.

Quy trình cấp giấy chứng nhận CQ

Bước 1: Nộp giấy xin chứng nhận CQ

Ngoài trường hợp bắt buộc phải làm giấy CQ, đối với tổ chức, cá nhân tự nguyện muốn xin cấp giấy chứng nhận CQ, cần chuẩn bị một số giấy tờ, hồ sơ cần thiết và mang tới cơ quan Bộ công thương hay VCCI để nộp hồ sơ xin cấp

Bước 2: Cơ quan cấp có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ 

Cơ quan được phép cấp giấy CQ sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ. Đối với các trường hợp không hợp lệ, thiếu, cơ quan sẽ báo lại để yêu cầu bổ sung. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu không nhận được phản hồi từ tổ chức, cá nhân cơ quan này có quyền được huỷ hồ sơ.

Bước 3: Lập đoàn kiểm định đi kiểm tra thực tế tại cơ sở

Sau khi giấy tờ thủ tục hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở xin cấp để đối chiếu thông tin, kiểm tra pháp lý của hồ sơ đăng kí cấp giấy CQ và thẩm định các tiêu chí (chỉ số CQ) theo quy định.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận CQ

Khi có kết quả kiểm định chính thức tại cơ sở thực tế là “Đạt”. cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi giấy chứng nhận CQ cho tổ chức, cá nhân

Xem thêm: 3 lý do bạn nên thuê dịch vụ chuyển hàng quốc tế

Thời gian xử lý, cấp giấy chứng nhận CQ

Thời gian xử lý, cấp giấy chứng nhận CQ trong vòng từ 3-5 ngày. Việc thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở đối với các sản phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung rơi vào khoảng 20 ngày.

Chi phí cấp giấy chứng nhận CQ

Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, hàng hoá cũng như số lượng đăng ký giấy chứng nhận CQ mà phí cấp cũng sẽ là khác nhau

Như vậy, trên đây Chuyển hàng 365 đã cung cấp thông tin cần thiết cho bạn đọc về giấy chứng nhận CQ và trả lời câu hỏi giấy chứng nhận CQ do cơ quan nào cấp tại Việt Nam. Nếu bạn thấy bài đọc hữu ích có thể nhấn Like&Share để bạn bè cùng đọc nhé. Mọi thông tin, thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí.

Leave Comments

0774448883