Đối với những doanh nghiệp muốn xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá của mình sang thị trường nước ngoài đều phải cần giấy chứng nhận CFS. Vậy giấy CFS là gì? Tại sao lĩnh vực xuất nhập khẩu cần giấy chứng nhận CFS. Trong bài viết này TFS Express sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nhé!
CFS là gì
CFS là giấy chứng nhận lưu hành tự do (tại Khoản 1 Điều 36) bắt buộc phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép sản phẩm hàng hóa được sản xuất và lưu hành tự do tại các nước xuất khẩu. Đây là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các thương nhân đủ điều kiện. Ngoài ra CFS trong logistics còn là khoản chi phí trong xuất nhập kho khi hàng hoá ra-vào kho.
Ví dụ: sản phẩm được cấp chứng nhận CFS của thị trường EU đồng nghĩa với việc sản phẩm đó đủ kiện để nhập khẩu và lưu thông các sản phẩm vào EU.
Trường hợp hàng hoá được cấp CFS
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về cấp CFS đối với hàng hoá xuất khẩu trong các trường hợp:
- Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy chứng nhận CFS đối với hàng hoá xuất nhập khẩu với các quy định sau:
- Có yêu cầu của bên xuất khẩu về việc cấp CFS cho sản phẩm hàng hoá
- Hàng hoá có đủ các tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật
- CFS đối với các loại hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có các thông tin tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP
- Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS
- Số, ngày cấp CFS
- Tên hàng hoá, sản phẩm được cấp CFS
- Địa chỉ của nhà sản xuất
- Sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hay nước cấp giấy chứng nhận CFS.
Tại sao lĩnh vực xuất nhập khẩu cần chứng nhận CFS
Đối với một số hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đều phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
CFS được xem như là một công cụ cực kì quan trọng để nước nhập khẩu sản phẩm kiểm tra đánh giá mức độ chất lượng sản phẩm nhập vào nước họ, cũng là một công cụ để đánh giá độ tin cậy của sản phẩm đó.
CFS sẽ có giá trị hiệu lực phục thuộc vào thời gian mà cơ quan phát hành CFS đó. Trong trường hợp không nêu rõ thời hạn thì sẽ được tính trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Xem thêm: bảng giá dịch vụ gửi hàng
Ý nghĩa của CFS cho xuất nhập khẩu
Mở rộng thị trường
Giấy CFS có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà sản xuất khi muốn dấn thân vào các thị trường nước ngoài. Đối với một số khu vực như Mỹ, EU, việc có được CFS là minh chứng quan trọng để được lưu hành sản phẩm trên lãnh thổ quốc gia đó.
Xác minh nhà sản xuất
Nhà sản xuất được xác minh, uỷ quyền là một tổ chức kinh doanh có thể có nhiều cách khác nhau. Nhưng khi có CFS, cũng là một bằng chứng quan trọng chắc chắn rằng nhà sản xuất có đầy đủ giấy phép hợp lệ. Việc được cấp giấy CFS cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tuân thủ đầy đủ hướng dẫn/ thủ tục cần thiết cho việc đánh dấu CE.
Minh chứng sản phẩm
Một số quốc gia nhập khẩu từ nước khác có yêu cầu nghiêm ngặt trong việc kiểm tra mức độ an toàn đối với các sản phẩm, nhất là sản phẩm đặc thù như y tế, dược, thực phẩm,.. Các quốc gia này sẽ không cho phép nhập/ sử dụng các sản phẩm từ một nhà sản xuất mà không minh chứng được rằng sản phẩm đó đủ tiêu chuẩn và đang được sử dụng tại nước sản xuất. Do vậy, việc có CFS sẽ là một điều kiện cơ sở quan trọng để quản lý xác thực các sản phẩm đủ tiêu chuẩn được lưu hành tại quốc gia nhập khẩu.
Xem thêm: quy trình nhận chứng nhận mở rộng thị trường Trung Quốc CCC
Thủ tục, quy trình xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người uỷ quyền đề nghị cấp giấy CFS, cũng như con dấu của thương nhân đó theo đúng mẫu quy định
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân đó (bản sao có công chứng)
- Giấy chứng nhận mã số thuế (bản sao có công chứng)
- Danh mục cơ sở sản xuất của thương nhân nếu có (theo quy định)
Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị xin cấp CFS
- Đơn xin cấp CFS được kê khai đầy đủ và hợp lệ theo mẫu quy định
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Bản sao có công chứng với bản tiêu chuẩn công bố áp dụng với hàng hoá, sản phẩm cùng với cách thể hiện (nhãn hàng, tài liệu kèm theo hàng hoá, sản phẩm)
- Giấy tờ khác liên quan đến các yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp giấy CFS
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp CFS
Sau khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý giấy chứng thực CFS sản phẩm, hàng hoá nhập xuất và CFS đói với hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu: Bộ y tế, Bộ công thương,….
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ, cơ quan tiếp nhận và kiểm tra cũng như thông báo tới người đề nghị cấp giấy chứng nhận CFS
- trường hợp đầy đủ giấy tờ: tiến hành tiếp nhận gửi giấy biên nhận cho người đề nghị
- trường hợp thiếu, chưa hợp lệ: Cán bộ trả lại hồ sơ, cung cấp thông tin lý do và đề nghị bổ sung các giấy tờ, thủ tục thông tin còn thiếu.
Bước 5: Xử lý hồ sơ
- Thời gian cấp CFS không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận CFS hợp lệ
- Thương nhân có quyền yêu cầu số lượng giấy CFS được cấp
- Với các trường hợp vi phạm, không đáp ứng điều kiện. Cơ quan sẽ thông báo về việc không cấp chứng nhận.