Hiện nay, hợp tác kinh doanh và mở rộng quan hệ kinh tế của nước ta với quốc tế tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, để thuận lợi cho hoạt động, nhiều hình thức buôn bán đã phát triển, trong đó có chuyển khẩu hàng qua biên giới. Cùng TFS Express tìm hiểu sâu về các hình thức chuyển khẩu hàng hóa trên thị trường hiện nay.
Định nghĩa chuyển khẩu hàng hóa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá
- Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam…”
Tóm lại, chuyển khẩu hàng hóa qua biên giới là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán cho một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không cần làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không cần làm thủ tục xuất khẩu ra ngoài Việt Nam.
Các hình thức chuyển khẩu hàng được quy định hiện nay
Theo đó, việc chuyển khẩu hàng hóa tại cửa khẩu được thực hiện bằng các hình thức sau:
– Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu mà không qua cửa khẩu Việt Nam;
– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua các cửa khẩu Việt Nam đưa về kho hải quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng của Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Xem thêm: THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CHI TIẾT
Các đối tượng được thực hiện chuyển khẩu hàng hoá được quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2017/TT-BTC:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài(sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
“Thương nhân có cần xuất trình chứng từ khi thanh toán hoặc chuyển tiền cho các giao dịch chuyển khẩu hàng hóa không?”
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-NHNN quy định như sau:
“Trách nhiệm của thương nhân
- Xuất trình chứng từ theo quy định của ngân hàng được phép khi mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền phục vụ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép.
- Cung cấp thông tin nguồn tiền nhận về từ hợp đồng bán hàng hóa để ngân hàng được phép thống kê, theo dõi được số liệu chuyển tiền ra và nhận tiền về trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã cung cấp cho ngân hàng được phép.
- Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Không được sử dụng bộ hồ sơ chứng từ của một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa để mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền tại nhiều ngân hàng được phép.”
Theo quy định trên, thương nhân khi mua ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền để thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa phải nộp hồ sơ theo quy định của ngân hàng được phép kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Ngoài ra, thương nhân còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của các giấy tờ, chứng từ, biên lai mình xuất trình cho ngân hàng được phép giao dịch kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“ Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 19 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Riêng đối với Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
- Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem”
Như vậy vậy, thương nhân cần gửi một số hồ sơ nêu trực tiếp về Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu áp dụng).
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Công Thương cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương sẽ phải có văn bản trả lời và giải thích rõ lý do.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về hình thức chuyển khẩu hàng hóa trên thị trường hiện nay mà TFS Express muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu có thắc mắc hoặc thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0559.848.588 hoặc website để được tư vấn miễn phí.