Phương thức thanh toán D/A là gì? Đây là phương thức thanh toán nhờ thu được vận dụng khá nhiều trong thanh toán giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong bài viết dưới TFS Express sẽ chỉ rõ thanh toán D/A, quy trình thanh toán và so sánh phương thức thanh toán D/A và D/P.
Phương thức thanh toán D/A là gì?
Phương thức thanh toán D/A ( Documents against Acceptance) là một phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả chậm. Cụ thể khi áp dụng phương thức này sẽ cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường thời gian thanh toán sẽ kéo dài 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày. Sau khi chấp nhận thanh toán, nhà xuất khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng.
Tuy nhiên, trong thực tế phương thức thanh toán này ít được nhà xuất khẩu sử dụng vì khá bất tiện cho nhà xuất khẩu.
Đặc điểm phương thức thanh toán D/A
Một số đặc điểm phương thức thanh toán D/A cần đầy đủ những thông tin, cụ thể như sau:
- Chứng từ tài chính (Financial documents) là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.
- Chứng từ thương mại (Commercial documents) là hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.
- Các chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu bao gồm họ tên, địa chỉ bưu điện hay địa chỉ SWIFT, số telex, số điện thoại, fax và số tham chiếu.
- Các chi tiết về ngân hàng nhờ thu: họ tên, địa chỉ bưu điện, số telex, số điện thoại, fax nếu có và số tham chiếu.
- Các chi tiết về người trả tiền: họ tên, địa chỉ bưu điện hoặc nơi xuất trình chứng từ hoặc số telex, số điện thoại, fax nếu có.
- Số tiền và loại tiền tệ sẽ nhờ thu.
- Danh sách các chứng từ đi kèm và số thứ tự của chứng từ.
- Lệ phí sẽ thu cần chỉ rõ là nhờ thu hay bỏ qua.
- Tiền lãi (nếu có): lãi suất và thời gian tính lãi.
- Phải ghi rõ phương thức thanh toán là D/A.
Xem thêm: Tham khảo bảng giá, dịch vụ vận chuyển tại TFS Express
So sánh phương thức thanh toán D/A và D/P
Điểm khác biệt giữa phương thức thanh toán D/A và D/P được làm rõ bởi các yếu tố sau đây:
Chỉ tiêu so sánh | D/A | D/P |
Thời điểm được nhận bộ chứng từ | Chỉ được nhận khi nhà nhập khẩu đã thực hiện thanh toán đầy đủ tiền hàng cho ngân hàng nhập khẩu. | Khi nhà nhập khẩu chấp nhận ký giấy thanh toán tiền hàng trả sau (hối phiếu) thì khi đó mới được bộ chứng từ. Đối với D/A thì nhà nhập có thể nợ tiền hàng và có quyền thanh toán tiền hàng sau trong kỳ hạn đã được ghi trong hợp đồng. |
Thời điểm thanh toán | Nhà nhập khẩu có thể trả tiền vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn, bao gồm việc trễ hẹn thanh toán. | D/P được chia thành hai loại thanh toán:
|
Rủi ro | Rủi ro về việc thanh toán đối với nhà xuất khẩu | Rủi ro trong D/P after sight tương tự như trong D/A |
Quy trình thanh toán D/A
Thông thường quy trình thanh toán D/A gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký trước đó, người bán (nhà xuất khẩu) gửi hàng cho người mua (nhà nhập khẩu) nhưng không giao bộ chứng từ.
Bước 2: Người bán tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo chỉ thị nhờ thu sau đó chuyển cho Ngân hàng của nhà xuất khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền người nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng của nhà nhập khẩu để thông báo và nhờ ngân hàng này thu hộ từ nhà nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng của nhà nhập khẩu gửi yêu cầu người mua thanh toán để nhận chứng từ.
Bước 5: Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng của người mua. Sau khi thanh toán xong người mua sẽ được nhận chứng từ.
Bước 6: Ngân hàng nhà nhập khẩu sẽ thông báo nội dung chấp nhận thanh toán và thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng bên người bán.
Bước 7: Ngân hàng bên nhà xuất khẩu sẽ chuyển tiền cho người bán.
Những lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán D/A
- Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động tìm hiểu kỹ về đối tác nhập khẩu thông qua nhiều kênh thông tin, không nên tin tưởng hoàn toàn vào người môi giới vì có thể gặp rủi ro không lường trước.
- Cần tìm hiểu các quy định và tập quán giao nhận hàng hóa tại nước nhập khẩu để đảm bảo nắm được quyền kiểm soát hàng hóa tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra
- Cân nhắc sử dụng loại vận đơn phù hợp, nên sử dụng vận đơn lập theo lệnh, không nên sử dụng vận đơn đích danh hoặc vận đơn để trống vì trong trường hợp bộ chứng từ bị đánh tráo/thất lạc trên đường gửi đi và vận đơn là đích danh hoặc vận đơn để trống thì ai lấy được vận đơn cũng có thể đi nhận được hàng mà không ràng buộc trách nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán.
Xem thêm: Tham khảo hình thức thanh toán D/P
Hy vọng, qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm thông tin về phương thức thanh toán D/A. Mọi nhu cầu chuyển phát nhanh quốc tế bạn có thể liên hệ TFS Express để được tư vấn và hỗ trợ.